70 lượt xem
Nội dung bài viết
Nước thải là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng ô nhiễm môi trường. Chính vì thế, xử lý nước thải là vấn đề đặt ra rất nhiều khó khăn cho chính quyền các cấp. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp xử lý nước thải, trong đó, sử dụng bể Aerotank được rất nhiều người lựa chọn. Hãy cùng Tân Tiến Phát tìm hiểu bể Aerotank là gì để biết nhiều hơn về tầm quan trọng của nó với cuộc sống của chúng ta.
Aerotank còn được gọi là bể sinh học hiếu khí. Đây là một trong những phương pháp được sử dụng để xử lý nước thải chứa các chất hữu cơ hòa tan hay các chất như H2S, Nito, Amoniac, …có trong nước.
Bể Aerotank ứng dụng phương pháp sinh học, dựa vào hoạt động sống của các vi khuẩn dị dưỡng hoại sinh có trong nước thải. Các vi sinh vật này sử dụng khoáng chất hay các chất hữu cơ để làm nguồn sống, đồng thời phân giải chất hữu cơ thành hợp chất vô cơ đơn giản. Muốn bể đi vào hoạt động, đòi hỏi phải liên tục thổi khí và khuấy đảo cơ học nhằm làm cho các vi sinh vật tạo thành các hạt bùn hoạt tính lơ lửng.
Bể Aerotank được nghiên cứu và ra đời vào năm 1887 rồi được ứng dụng rộng rãi vào đời sống. Bể được chia thành:
– Bể Aerotank truyền thống.
– Bể Aerotank tải trọng cao nhiều bậc.
– Bể Aerotank không khí kéo dài.
– Bể Aerotank có ngăn tiếp xúc với bùn hoạt tính đã ổn định.
– Bể Aerotank được cấu tạo từ bê tông cốt thép, hình dáng chủ yếu có hai loại là hình tròn và hình chữ nhật.
– Dưới đáy bể có bố trí hệ thống phân phối khí và đĩa thổi khí nhằm cung cấp khí đều cho toàn bể.
– Chiều cao đạt chuẩn của bể phải từ 2.5 m trở lên để đảm bảo khí có thể hòa tan trong bể. Nếu quá thấp, khí sẽ bùng lên và lượng oxy hòa tan sẽ không đạt yêu cầu như lý thuyết đề ra.
Đặc biệt, khi xây dựng bể Aerotank, chúng ta cần đảm bảo được những yếu tố sau:
– Luôn đảm bảo được lượng bùn lớn có trong bể.
– Duy trì điều kiện cho các vi sinh vật sinh sống và phát triển.
– Cung cấp đầy đủ oxi cho quá trình phân hủy chất hữu cơ của vi sinh vật.
Bể Aerotank hoạt động với nguyên lý xử lý nước thải bằng phương pháp hiếu khí nhân tạo.Vì thế lượng oxy được cung cấp vào bể thông qua máy thổi khí và liên tục được đảo trộn làm cho các chủng vi sinh oxy hóa khoáng các chất hữu cơ có trong chất thải.
Bể hoạt động dựa trên 3 quy trình sau:
– Quy trình 1: Quá trình oxi hóa các chất hữu cơ.
Tại giai đoạn này, bùn hoạt tính nhanh chóng hình thành và phát triển. Nếu lượng dinh dưỡng trong chất thải càng cao thì tốc độ các vi sinh vật sinh trường càng nhanh, tốc độ oxi hóa cao thì tốc độ tiêu thụ khí cao dẫn tới lượng oxi được tiêu thụ càng nhanh.
– Quy trình 2: Quá trình tổng hợp tế bào mới.
Tại thời điểm này, các vi sinh vật phát triển ổn định. Các chỉ số trong bể không có sự thay đổi quá nhiều. Chính vì thế, lượng oxy tiêu thụ ở mức cân bằng, mức độ phân hủy chất hữu cơ đạt tối đa. Đặc biệt, hoạt động của Enzym cũng đạt mức cực đại.
– Quy trình 3: Quá trình phân hủy nội bào.
Trong thời kỳ này, tốc độ tiêu thụ oxy trong bể tiếp tục tăng cao hơn so với thời gian trước. Đây cũng chính là giai đoạn Nitrat các muối Amoni. Ngay sau đó, nhu cầu tiêu thụ oxy lại giảm đột ngột.
Bạn nên chú ý phải kh ruấy đều bể khi quá trình oxi hóa tiến hành được 80 – 90%. Nếu không khuấy đều, bùn hoạt tính sẽ lắng xuống đáy, chúng ta phải tốn rất nhiều thời gian để lấy bùn cặn ra khỏi nước. Thậm chí, nước sẽ bị ô nhiễm một khi ta không tách bùn kịp thời.
Với bể sinh học hiếu khí, chúng ta thường gặp những sự cố như:
– Bùn nổi bọt trắng: Bọt to, nổi dày lên tận mặt bể. Khi hiện tượng này xảy ra bạn cần điều chỉnh lượng nước thải đầu vào, bổ sung thêm vi sinh vật và kiểm tra nồng độ vi sinh vật trong bể.
– Bùn màu đen nâu nổi trên các bọt trắng: Bạn nên tắt sục khí và để lắng trong vòng 1 tiếng, sau đó bơm nước thải ra nhằm ức chế vi sinh vật. Ngoài ra bạn còn có thể tiến hành bơm nước vào và sục trong 30 phút, tiếp tục để lắng rồi bơm nước thải ra.
– Bùn vi sinh không kết dính: Bạn cần giảm tuổi thọ của bùn, tăng tốc dòng chảy hay kiểm soát quá trình thổi khí lưu lượng thấp.
– Bùn mịn hay lắng chậm, sau 30 phút có màu vàng thì nhanh chóng tăng lưu lượng nước cần xử lý hoặc bổ sung thêm chất hữu cơ cho vi sinh vật.
Với những chia sẻ về thông tin bể Aerotank là gì, Tân Tiến Phát mong rằng bạn sẽ biết đến phương pháp xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học này. Nhanh chóng truy cập tantienphat.net.vn để tìm hiểu thêm về bể sinh học hiếu khí Aerotank và dịch vụ mà Tân Tiến Phát cung cấp.
Bình luận trên Facebook