351 lượt xem
Nội dung bài viết
Ngày nay, bể kỵ khí là giải pháp xử lý nước thải theo đúng quy định của Nhà nước đang được rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Do vậy, nhu cầu tìm hiểu kỹ lưỡng về loại thiết bị này ngày càng lớn. Và trong đó, quá trình lắp đặt và thiết kế bể kỵ khí cũng nhận được rất nhiều sự chú ý. Trong bài viết ngày hôm nay, công ty Tân Tiến Phát sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về công đoạn thiết kế bể kỵ khí an toàn nhất. Hãy dành ra ít phút để đồng hành cùng chúng tôi nhé!
Trong các loại bể kỵ khí hiện nay, bể UASB là bể được sử dụng nhiều và thịnh hành nhất, do đó trong bài viết dưới đây chúng tôi xin phép tập trung làm rõ về thiết kế bể kỵ khí UASB. Với một số bể kỵ khí khác như bể R2S hoặc bể E2E cũng có thiết kế tương tự, các bạn có thể tham khảo kỹ hơn trong những bài viết sau nhé.
Giải pháp kỵ khí được sử dụng nhiều hơn hiếu khí bởi chúng có những ưu điểm như: Cần ít năng lượng để vận hành hệ thống hơn, phát sinh ít bùn dư giúp tiết kiệm chi phí xử lý bùn, nhu cầu dinh dưỡng thấp không cần thường xuyên để ý đến bể và có thể thu được một nguồn năng lượng lớn từ khí metan…
Một trong những công đoạn quan trọng nhất để các bể kỵ khí có thể đưa vào hoạt động và vận hành một cách hiệu quả đó chính là quá trình thiết kế bể kỵ khí. Nhưng đây hoàn toàn không phải là một quá trình dễ dàng, do đó mới cần đến công đoạn tính toán và thiết kế một cách chính xác và tỉ mỉ.
Trong quá trình tính toán, thiết kế đội ngũ kỹ sư cần phải lưu tâm đến các yếu tố như tải trọng hữu cơ, vận tốc dòng chảy của nước, thể tích của nước chứa được trong bể và thể tích vùng lắng dưới đáy bể.
Sau đây là một số tiêu chí cần cân nhắc khi tính toán thiết kế bể UASB:
– Tạo ra lớp bùn có khả năng lắng động tốt.
– Đảm bảo khả năng tách chất khí – rắn để không bị trôi bùn ra khỏi bể.
– Hệ thống phân phối nước đầu vào được duy trì ổn định.
Các bể kỵ khí sẽ có hai đặc điểm chính, đó là:
– Ba quá trình liên tiếp: phân hủy – lắng bùn – tách khí đều được lắp đặt trong cùng một hệ thống công trình.
– Hình thành các loại bùn hạt với mật độ vi sinh vật cao nhưng tốc độ lắng cũng cần vượt xa so với các hạt bùn hoạt tính hiếu khí dạng lơ lửng.
Ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa có loại bùn hạt nên quá trình vận hành được tiến hành chỉ với tải trọng ban đầu là 3kg COD/m3.ngđ. Sau khi đạt ổn định, tải trọng này sẽ tăng dần lên cho tới khi đặt 15-20kg COD/m3.ngđ. Trung bình sẽ mất từ 3 đến 4 tháng cho quá trình này. Sau đó bể kỵ khí sẽ đi vào hoạt động ổn định và có khả năng chịu quá tải, đồng thời nồng độ chất thải cũng rất cao nên cần lưu ý.
Đối với bể UASB với tải trọng đặc trưng có thể đạt hiệu quả xử lý lên đến 85-95% ở nhiệt độ 30 độ. Còn đối với COD hòa tan, bể cũng có thể xử lý hiệu quả 85-95% với nồng độ bùn trung bình 25g/l.
Có 5 điều bạn cần lưu ý khi thiết kế bể kỵ khí, đặc biệt là bể UASB, đó là:
– Công suất hệ thống XLNT: nếu hệ thống có công suất trên 1000m3/ngày thì nên được thiết kế thành nhiều bể hoạt động song song để chia sẻ trách nhiệm vận hành, tránh bị quá tải.
– Chiều cao của bể kỵ khí vì chiều cao tác động trực tiếp đến hiệu quả xử lý các chất vô cơ trong nước và tốc độ dâng lên của dòng nước, ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý. Chiều cao tối ưu của bể kỵ khí UASB là 4-6m.
– Tốc độ dâng lên của dòng nước: cần đảm bảo tốc độ dâng không quá 1m/h.
– Hình dáng cấu tạo bể kỵ khí: có thể bao gồm hình hộp (vuông hoặc hình chữ nhật) hoặc là hình trụ. Cần xem xét vì hình dáng nào cũng có lợi thế riêng của mình.
– Phân phối dòng nước vào bể: Đây là vấn đề nên nhận được nhiều sự lưu tâm. Cần đảm bảo nước vào bể được phân phối ở nhiều điểm tại đáy bể, thiết kế khoảng 1-2m2 thì có một điểm.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về công đoạn thiết kế bể kỵ khí, đặc biệt là loại bể thịnh hành nhất hiện nay bể UASB. Hy vọng những chia sẻ trên có ích với bạn và doanh nghiệp của mình. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, hãy liên hệ ngay đến hotline của Tân Tiến Phát qua số 0926.10.9999 & 0817.33.9999 để được tư vấn và hỗ trợ nhiều hơn nhé. Hãy tiếp tục đồng hành cùng chúng tôi trong những bài viết tiếp theo để học được nhiều điều mới lạ hơn nhé.
Xem thêm bài viết hữu ích:
Bể Anoxic là gì? Ưu điểm nổi trội của bể Anoxic
Bể kỵ khí là gì? Nguyên lý hoạt động của bể kỵ khí
Bình luận trên Facebook