Rác thải sinh hoạt là gì? Các phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt hiện nay

Bạn có biết rằng rác thải sinh hoạt đang trở thành một trong những nhân tố gây ô nhiễm hàng đầu cho môi trường, vì nhiều gia đình không biết xử lý chúng đúng cách. Thậm chí vẫn có người còn chưa hiểu rõ chúng là gì? Trong bài viết dưới đây hãy cùng Tân Tiến Phát tìm hiểu rác thải sinh hoạt là gì và cách xử lý chúng một hợp lý. Cùng dành ra ít phút để đồng hành với chúng tôi nhé!

1. Rác thải sinh hoạt là gì ?

Rác thải sinh hoạt được hiểu là các loại chất thải đã qua sử dụng được phát sinh từ quá trình sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh của con người cũng như động vật. Bất kỳ một hoạt động sống nào của con người trong quá trình sinh sống và sản xuất tại bất kỳ nơi đâu đều sản sinh ra một lượng rác thải đáng kể. Chúng thường có nguồn gốc từ các hộ gia đình, các khu công nghiệp, các trang trại chăn nuôi trồng trọt, những khu thương mại, nhà hàng, bệnh viện, chung cư, khu xử lý chất thải…

Bãi tập kết rác thải sinh hoạt
Bãi tập kết rác thải sinh hoạt

Thành phần chủ yếu của rác thải là chất hữu cơ và rất ô nhiễm, độc hại trong môi trường sống xung quanh chúng ta. Đến 90% chất thải sinh hoạt là chất rắn. Chúng có mùi hôi thối kèm theo cả những con vi sinh vật độc hại, những loài côn trùng  mang mầm mống bệnh tật cho con người. Rác thải được phân chia thành rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp, rác thải nông nghiệp và rác thải công cộng. Nếu như các chất thải công nghiệp được nhà nước quy định chặt chẽ về cách xử lý thì rác thải sinh hoạt vẫn chưa có những quy định cụ thể  làm nhiều người vẫn còn băn khoăn về cách xử lý lượng rác thải này.

2. Phân loại rác thải sinh hoạt tại nhà

Chất thải sinh hoạt trong hộ gia đình được chia thành 3 nhóm chính như sau:

– Đầu tiên là rác thải hữu cơ, là tập hợp các loại chất thải chứa hợp chất hữu cơ và dễ dàng phân hủy sinh học, có thể tái chế để sử dụng với mục đích chăm bón cây trồng, chăn nuôi động vật. Chúng bao gồm các loại cụ thể như là cây cỏ khô héo, lá cây rụng, thức ăn thừa, rau quả bị hư hỏng, bã chè hoặc cà phê, rác thải nhà bếp, xác chết động vật, phân chăn nuôi… Rác thải hữu cơ dễ dàng bị phân hủy khi có xúc tác của ánh nắng và nước hoặc có thể do các loài sinh vật sống (côn trùng, sâu bọ, vi khuẩn) ăn rồi chuyển thành phân tử.

Rác hữu cơ
Rác hữu cơ

– Tiếp đó là rác thải vô cơ, là những loại rác không thể sử dụng và cũng không thể tái chế được vì khả năng tự phân hủy của chúng gần như không có hoặc rất lâu, chỉ có thể xử lý bằng cách chôn lấp. Chúng bao gồm các loại là gạch đá, đồ sành sứ bị vỡ mẻ vứt đi, ly cốc bình thủy tinh vứt đi, các loại vỏ sò, ốc, vỏ trứng, các loại đồ da, vật liệu xây dựng, cao su, đồng hồ, kim loại, đồ điện…. Vì trong rác thải vô cơ có một số thành phần nguy hại với các tính chất như tính axit cao dễ ăn mòn, dễ nổ, dễ gây nhiễm trùng, chứa nguyên tố độc hại… nên chúng cần được thu gom vào túi riêng và giao cho bộ phận quản lý môi trường xử lý theo quy định.

Rác vô cơ
Rác vô cơ

– Cuối cùng là rác thải tái chế. là loại rác thải khó bị phân hủy nhưng lại có thể tái chế một lần hoặc nhiều lần để phục vụ các hoạt động của con người. Chúng có thể là những loại giấy thải, bìa, vỏ hộp, vỏ lon thực phẩm, đồ nhựa gia dụng, kim loại, quần áo và vải cũ… Rác thải này cũng cần được tách riêng để trong túi ni-lông để các cơ sở tái chế dễ dàng sử dụng.

Rác tái chế
Rác tái chế

3. Các phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt

Có rất nhiều các biện pháp để xử lý lượng rác thải này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ độc hại, chủng loại… Tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là 3 cách sau:

– Thiêu đốt hoặc chôn lấp rác thải: Thiêu đốt rác thải ở nhiệt độ cao khoảng 1.000 – 11.000  độ C để chúng cháy thành tro rồi tiến hành chôn lấp chúng dưới lòng đất. Phương pháp này nhằm xử lý chủ yếu những chất thải gây nguy hại sức khỏe con người và môi trường.

– Tái chế rác thải: Áp dụng công nghệ xử lý chất thải rắn để tận dụng những loại rác thải tái chế đã qua sử dụng. Công đoạn này cần phải phân loại rác thải cụ thể, lưu trữ định kỳ; sau đó nấu chảy thành phôi và đóng khuôn để tiếp tục sản xuất.

– Xử lý bằng phương pháp vi sinh: Ứng dụng thành tựu khoa học hiện đại, bằng phương pháp sinh học, các chất thải sẽ được tưới lên một hóa chất vi sinh theo tỉ lệ 1:300 và chờ cho chúng tự phân hủy, hoàn toàn không gây độc hại và mùi hôi thối cho môi trường.

Tóm lại, hiểu rõ rác thải sinh hoạt là gì vừa có lợi ích cho bản thân, gia đình vừa hóp phần bảo vệ môi trường xung quanh.Vậy hãy áp dụng những kiến thức đã được chia sẻ trên đây vào cuộc sống của bạn và gia đình. Cùng Tân Tiến Phát chung tay làm cho môi trường ngày càng xanh sạch đẹp hơn nhé. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì, xin hãy liên hệ hotline 0926.10.9999 hoặc 0817.33.9999 để được tư vấn kỹ hơn.

Bình luận trên Facebook